Chúng tôi đã nhận thông tin.

Đội ngũ tư vấn của Khách sạn sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới. Xin cám ơn.

Đội ngũ tư vấn của Khách sạn sẽ liên hệ đến
Quý khách trong 24h tới.
Xin cám ơn.

Nét đẹp độc đáo tại làng nghề nón ngựa Phú Gia

Tại làng nón ngựa Phú Gia, du khách có thể tự tay làm sản phẩm cho chính mình, là một điểm đến nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm Bình Định.

Làm nón ngựa rất lắm công phu phải trải qua 3 công đoạn. Đó là làm mê sườn, đan sườn mê và chằm nón. Mỗi công đoạn có một thôn, một xóm làm riêng theo hình thức chuyên môn hóa. 

Làm nón ngựa Phú Gia rất công phu, phải trải qua 3 công đoạn chính: mê sườn, đan mê sườn, chằm nón

Mê sườn được chẻ nhỏ ra như những cây tăm và chuốt nhẵn đều, tiếp đến là đan mê. Bước tiếp theo là đặt mê sườn lên khung nón và cuối cùng là đặt lá cọ lên trên mê sườn, tiến hành chằm nón. Bên trong nón được thêu nhiều hình ảnh, hoạt tiết trang trí bắt mắt như: các loại hoa hay hình ảnh rồng phượng. Điều đặc biệt hơn đó là thường việc thêu sẽ do những nghệ nhận lớn tuổi, lành nghề thực hiện.

Cụ Đỗ Văn Lan (74 tuổi, ở làng Phú Gia), nghề làm nón ngựa ở làng Phú Gia đã hình thành ít nhất 300 năm. 

Tại làng nón ngựa Phú gia sẽ có 2 loại nón: Chiếc nón bình thường thì chóp nón để trần, trên đỉnh có một chùm chỉ ngũ sắc như bông hoa, những chiếc nón này có giá tương đổi rẻ từ 40.000 – 50.000. Chiếc nón làm theo nguyên mẫu truyền thống này có giá từ 300.000 – 500.000 đồng/chiếc và có thể có giá hơn, tùy kích cỡ và các kiểu hoa văn.

Các hoa văn được thêu tay mặt trong của nón thường

Loại còn lại là nón ngựa. Trên đỉnh nón có chụp bằng đồng hay bạc, thân nón được thêu long lân quy phụng, lưỡng long tranh châu – biểu tượng cho sự uy nghiêm của con nhà võ; hoặc mai lan cúc trúc, cảnh vật, hoa lá – biểu tượng của người thanh tao, đài các. 

Sở dĩ có tên nón ngựa là vì những chiếc nón ngựa của làng này từng theo nghĩa quân Tây Sơn ngày xưa vào Nam ra Bắc. Vì nón là đồ dùng của quan lại, mà quan thường đi ngựa nên có tên gọi là nón ngựa. Nón ngựa Phú Gia nổi tiếng có hoa văn tinh xảo, sang trọng mà ít ở đâu có được.

Đặc trưng của nón ngựa là trên đỉnh nón có chụp bằng đồng hay bạc

Nghề làm nón ngựa của gia đình cụ Đỗ Văn Lan đã có truyền thừa đến 6 đời, cụ Lan là thế hệ thứ 4. Mỗi thế hệ trong gia đình cụ đều giữ lại một đôi nón ngựa tâm đắc nhất để làm kỷ vật. Nhờ vậy, gia đình cụ Lan có 4 đôi nón ngựa hơn 100 năm và chiếc nón mà người mẹ quá cố của cụ Lan để lại cũng đã hơn 75 năm. Hiện cụ Lan không chỉ là người cao tuổi nhất mà còn là người sản xuất nón ngựa nổi tiếng nhất ở làng Phú Gia. 

Cụ Lan cho biết, nguyên liệu chính để làm nên nón ngựa Phú Gia gồm: lá kè (lá cọ để lợp nón), rễ dứa (làm vành nón), cây giang (làm sườn), cước (thắt vành nón), chỉ (thêu hoa văn trên nón).

Hôm nay chúng ta đã cùng nhau đi tham quan và tìm hiểu Làng nón ngựa Phú Gia 300 năm tuổi. Hãy cùng L’AMOR BOUTIQUE HOTEL tìm hiểu những làng nghề khác trong những bài đăng tiếp theo nhé.

Hãy Gọi Ngay 0256 2226 868 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở L’amor Boutique Hotel Quy Nhơn.

Khám phá Quy Nhơn

Tháp Bánh Ít Quy Nhơn: Di Sản Văn Hóa Chăm Pa Độc Đáo Giữa Lòng Bình Định

Nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, những hòn đảo kỳ vĩ và những món ăn đặc sản hấp dẫn, Quy Nhơn còn thu hút du khách bởi những di sản văn hóa Champa độc đáo. Một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn là Tháp Bánh Ít, quần thể tháp Chăm Pa cổ kính nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Bắc.

Khám phá Quy Nhơn

Bảo tàng Quang Trung – Nơi Lưu Giữ Hào Khí Tây Sơn.

Nơi đây lưu giữ và trưng bày những hiện vật quý giá liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung - vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong việc đánh đuổi quân Thanh xâm lược và thống nhất đất nước vào thế kỷ 18.

Khám phá Quy Nhơn

Khu Sinh Thái Cồn Chim – Đảo Ngọc Xanh Giữa Lòng Phố

Khu Sinh Thái Cồn Chim Quy Nhơn - Lá phổi xanh tuyệt đẹp tọa lạc tại Đầm Thị Nại